
I. HƯỚNG DẪN :
1. Yêu cầu chung :
1.1. Thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế;
1.2. Cần có các chứng chỉ kĩ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra;
1.3. Gia công cốt thép phải có máy móc đảm bảo mức phù hợp với khối lượng thép cần gia công;
1.4. Không nên sử dụng trong nhiều loại thép có tính chất cơ lí khác nhau trong cùng một công trình.
1.5. Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp rỉ;
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại;
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
2. Gia công cốt thép :
2.1 Sửa thẳng và đánh gỉ:
a. Sửa thẳng cốt thép :
- Bằng búa đập: áp dụng cho các cốt thép nhỏ, cong queo;
- Bằng máy uốn: áp dụng cho các cốt thép có đường kính lớn hơn 24 mm;
- Bằng máy duỗi thép (tời): áp dụng cho thép cuộn (đường kính 6 mm, 8 mm) hoặc có thể dùng gấp nếu không có tời.
b. Đánh gỉ :
- Bằng bàn chải sắt: áp dụng cho mọi loại cốt thép;
- Bằng sức người kéo qua các đống cát nhám hạt;
- Nếu trong quá trình sửa thẳng bằng tời thì không cần đánh gỉ, bởi vì trong quá trình kéo thẳng dây thép dãn ra làm bong các vảy gỉ sét.
c. Máy nắn thẳng và cắt cốt thép :
Áp dụng cho mọi loại thép, nó sẽ tự động nắn thẳng, làm sạch gỉ và cắt thành những đoạn theo yêu cầu.
2.2. Cắt và uốn :
2.2.1. Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
2.2.2. Thép phải được cắt, uốn phù hợp hình dáng, kích thước thiết kế, sai lệch không vượt quá quy định.
2.2.3. Việc cắt uốn được thực hiện như sau :
a. Cắt: phải cắt cốt thép theo yêu cầu của thiết kế, có thể dùng :
- Dao cắt, dùng sức người: chỉ cắt được những thanh thép dưới 12 mm;
- Máy cắt: cắt được những thanh thép có đường kính tới 40 mm;
- Hàn xì: cắt được những thanh thép có đường kính lớn hơn 40 mm.
b. Uốn: phải uốn cốt thép theo yêu cầu của thiết kế, của bản vẽ:
- Bằng tay: Dùng bằng càng cua, chỉ uốn được những thanh cốt thép có đường kính tới 25 mm;
- Bằng máy uốn: uốn được những thanh cốt thép có đường kính lớn hơn 25 mm.
Chú ý: khi uốn cong, cốt thép dài thêm:
+ Uốn cong 450 cốt thép dài thêm 0.5d;
+ Uốn cong 900 cốt thép dài thêm 1.0d;
+ Uốn cong 1800 cốt thép dài thêm 1.5d.
3. Nối buộc cốt thép
Muốn có những thanh cốt thép dài hoặc muốn tận dụng những đoạn cốt thép ngắn thì phải nối chúng.
a. Nối thủ công : buộc nối cốt thép bằng những dây kẽm dẻo và tuân thủ các quy tắc sau :
3.1. Việc nối buộc thép được thực hiện theo thiết kế. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của mặt cắt ngang đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ.
3.2. Việc nối buộc cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau : (mới)
- Thực hiện đúng theo yêu cầu thiết kế và đảm bảo chiều dài nối. Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén.
Loại cốt thép
|
Chiều dài nối buộc
|
Vùng chịu kéo
|
Vùng chịu nén
|
Dầm hoặc tường
|
Kết cấu khác
|
Đầu cốt thép có móc
|
Đầu cốt thép không có móc
|
Cốt thép trơn cán nóng
Cốt thép có gờ cán nóng
Cốt thép kéo nguội
|
40d
40d
45d
|
30d
30d
35d
|
20d
-
20d
|
30d
20d
30d
|
- Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo thép tròn trơn phải uốn móc, cốt thép có gờ không cần;
- Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm;
- Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu).
b. Nối bằng hàn điện :
b.1. Nối gối đầu;
b.2. Nối ghép chập;
b.3. Nối ghép táp;
b.4. Nối ghép máng.
- Những cốt thép có đường kính trên 16mm nên nối theo kiểu đối đầu bằng phương pháp hàn tiếp xúc đỉnh.
- Những cốt thép trơn, gai nhỏ hơn 16mm, không nối theo kiểu đối đầu được thì nối theo kiểu ghép chập hoặc ghép táp.
- Những cốt thép kéo nguội chỉ được buộc ghép chập, không được hàn, hoặc nối trước rồi mới kéo nguội.
- Những cốt thép có đường kính từ 12 mm trở lên nên nối theo kiểu ghép máng. Kiểu nối này làm giảm lượng thép 7-8 lần, giảm điện năng 2,5 lần, nâng năng suất
4. Hàn cốt thép
4.1. Liên kết hàn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải đảm bảo chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế.
4.2. Khi hàn đối đầu các thanh cốt thép phải đúng quy định.
4.3. Hàn điểm tiếp xúc thường được dùng để chế tạo khung và lưới cốt thép có đường kính nhỏ hơn 10 mm đối với thép kéo nguội và đường kính nhỏ hơn 12 mm đối với thép cán nóng.
4.4. Khi chế tạo khung cốt thép và lưới cốt thép bằng hàn điểm, nếu thiết kế không có chỉ dẫn đặc biệt thì thực hiện theo quy định sau :
- Đối với thép tròn trơn hàn tất cả các điểm giao nhau;
- Đối với thép có gờ hàn tất cả các điểm giao nhau ở hai hàng chu vi phía ngoài, các điểm còn lại ở giữa cách một hàng một theo thứ tự xen kẽ;
- Đối với khung cốt thép dầm, hàn tất cả các điềm giao nhau.
4.5. Hàn hồ quang được dùng trong các trường hợp sau :
- Hàn nối dài các thanh cốt thép cán nóng có đường kính lớn hơn 8 mm;
- Hàn tất cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết các mối nối trong lắp ghép.
4.6. Các mối hàn đáp ứng các yêu cầu sau :
- Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt;
- Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.
4.7. Liên kết hàn được tiến hành kiểm tra theo từng chủng loại và từng lô. Mỗi lô gồm 100 mối hàn hoặc 100 cốt thép loại khung, loại lưới đã hàn. Mỗi lô lấy 5% sản phẩm nhưng không ít hơn 5 mẫu để kiểm tra kích thước, 3 mẫu để thử kéo, và 3 mẫu để thử uốn; Sai lệch không vượt quá giá trị quy định.
5. Hàn, buộc cốt thép thành lưới, thành khung :
a. Thép móng (Móng đơn) :
- Buộc cốt thép thành lưới băng thép kẽm theo yêu cầu thiết kế, chú ý đúng khoảng cách;
- Đặt cốt thép vào vị trí móng, chú ý đến việc định tim móng;
- Dùng cây chống cố định vị trí của thép chờ;
- Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
b. Thép cột dầm :
- Thép cột :
+ Nối thép dọc vào thép chờ;
+ Lồng thép đai vào;
+ Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ;
+ Dùng dây kẽm cố định tạm khung thép cột.
- Dầm :
+ Lồng thép đai vào thép chủ;
+ Dịch chuyển cả bộ (thép chủ và thép đai) vào vị trí thiết kế;
+ Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ;
+ Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
c. Thép vách cứng, lỏi cứng :
- Nối thép dọc vào thép chờ;
- Đặt thép ngang vào;
- Dùng dây kẽm buộc thép ngang vào thép dọc;
- Dùng dây thép cố định tạm khung thép vách;
- Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
d. Thép sàn :
- Đối với thép một lớp :
+ Dùng phấn đánh dấu vị trí các thanh thép sàn vào cốp pha sàn;
+ Đặt cốt thép vào vị trí đã đánh dấu;
+ Dùng dây kẽm/máy hàn để buộc/hàn tại những điểm giao nhau của lưới thép;
+ Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
- Đối với thép hai lớp: ta tiến hành làm lớp thép bên dưới trước, lớp trên sau :
+ Lớp trên :
Dùng lưới đánh dấu vị trí của những cây thép vào cốp pha sàn;
Dùng dây kẽm buộc những thanh thép con cóc vào vị trí thiết kế, vào lớp trên để đỡ lớp thép trên;
Đặt thép đúng vị trí đã đánh dấu;
Dùng dây kẽm buộc những chỗ giao nhau của lưới thép;
Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
Ghi chú: Nếu khung cốt thép lại làm bằng thép hình để chịu lực thi công thì khi hàn liên kết chúng phải theo những chỉ dẫn trong quy phạm kỹ thuật của gia công các kết cấu thép.
6. Thay đổi cốt thép trên công trường :
Trong mọi trường hợp việc thay đổi cốt thép phải được sự đồng ý của thiết kế.
7. Vận chuyển và lắp dựng cốt thép :
7.1. Việc vận chuyển cốt thép đã gia công cần đảm bảo các yêu cầu sau :
· Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép;
· Cốt thép nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
· Các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phượng tiện vận chuyển.
7.2. Công tác lắp dựng cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu sau :
· Các bộ phận lắp dựng trước, không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau;
· Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông;
· Khi đặt cốt thép và cốt pha tựa vào nhau tạo thành một tổ hợp cứng thì cốt pha chỉ được đặt trên các giao điểm của cốt thép chịu lực và theo đúng vị trí quy định của thiết kế .
7.3. Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và được làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ đảm bảo so với thiết kế.
7.4. Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng cần được thực hiện theo yêu cầu sau:
· Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ.
· Trong mọi trường hợp, các góc của đại thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn dính 100%.
7.5. Việc nối các thanh cốt thép đơn vào khung và lưới cốt thép phải được thực hiện theo đúng quy định của thiết kế. Khi nối buộc khung và lưới cốt thép theo phương làm việc của kết cấu thì chiều dài nối chồng thực hiện theo quy định nhưng không nhỏ hơn 250 mm.
7.6. Chuyển vị của từng thanh thép khi chế tạo, lắp dựng khung lưới cốt thép không được lớn hơn 1/5 đường kính của thanh lớn nhất là 1/4 đường kính của bản thân thanh đó. Sai số không quá qui định.
8. Kỹ thuật an toàn lao động (ATLĐ) :
8.1. Những máy gia công cốt thép phải đặt trong xưởng gia công cốt thép hoặc đặt trong một khu vực có rào dậu riêng biệt và phải do chính công nhân chuyên nghiệp sử dụng.
8.2. Nơi căng các cuộn cốt thép phải được rào dậu, cách xa nơi công nhân đứng và qua lại tối thiểu 3m. Trước khi kéo phải kiểm tra dây cáp kéo và điểm nối dây kéo vào các đấu cốt thép.
8.3. Vỏ các động cơ điện, máy phát điện, máy biến thế, máy hàn đều phải được tiếp đất. Trước khi hàn phải kiểm tra lại vỏ cách điện của kẹp giữ que hàn xem còn tốt không. Đóng mở mạch điện hàn bằng cầu dao che kín. Người thợ hàn phải được trang bị mặt nạ để bảo vệ mắt và mặt khỏi những tia lửa bắn ra.
8.4. Khi phải hàn ngoài trời, cần che cho các thiết bị hàn, khi trời mưa giông phải ngừng công việc hàn ngay.
8.5. Khi hàn trong các đường ống ngầm hoặc trong các bể chứa kín phải đảm bảo việc quạt gió thông khí và có đủ ánh sáng. Khi hàn trên các giàn giáo cao phải có biện pháp bảo vệ những người bên dưới khỏi bị những tia lửa hàn rơi xuống.
8.6. Khi đặt cốt thép cần chú ý những điểm sau :
- Thả cốt thép xuống hố móng bằng máy, không được vứt từ trên xuống;
- Khi đặt cốt thép cột, tường và những kết cao thẳng đứng cao trên 3m thì cứ 2m cao phải làm một sàn công tác rộng trên 1m có lan can cao 0.8m. Cấm không được đứng trên các thanh của khung cốt thép để buộc và hàn.
- Khi lắp buộc cốt thép cho những dầm riêng lẻ (nghĩa là đầu dầm không liền sàn) thì phải đứng trên sàn công tác ở một bên của hộp cốp pha dầm. Sau khi đặt cốt thép xong cho dầm, người thợ vẫn đứng trên sàn công tác đó mà lắp cốp pha thành của hộp cốp pha dầm.
- Cấm không được xếp dự trữ quá nhiều cốt thép trên sàn công tác.
- Khi đặt cốt thép bên cạnh hay bên dưới đường dây điện (dây điện đèn để đặt cốt thép vào ca đêm), cần phải có biện pháp phòng ngừa cốt thép chạm vào dây điện.
II. KIỂM TRA VÀ NGHIỂM THU :
1. Nghiệm thu trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
2. Kiểm tra công tác bao gồm các công việc sau :
2.1 Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế ;
2.2 Công tác gia công cốt thép;
2.3 Công tác hàn: bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn và chất lượng mối hàn;
2.4 Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
2.5 Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
2.6 Chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so với thiết kế;
2.7 Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế;
2.8 Vật liệu con kê, mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế.
3. Trình tự, yêu cầu phương pháp kiểm tra công tác cốt thép thực hiện theo quy định .
Yêu cầu kiểm tra
|
Phương pháp kiểm tra
|
Kết quả kiểm tra
|
Tần số kiểm tra
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Cốt thép
|
Phiếu giao hàng, chứng chỉ và quan sát gờ cốt thép
|
Có chứng chỉ và cốt thép được cung cấp đúng yêu cầu
|
Mỗi lần nhận hàng
|
Đo đường kính bằng thước kẹp cơ khí, cân (thép gân)
|
Đồng đều về kích thước tiết diện đường kính yêu cầu
|
Mỗi lần nhận hàng
|
Thử mẫu theo TCVN 197: 1985, TCVN 198 : 1985
|
Đảm bảo yêu cầu theo thiết kế
|
Trước khi nhận hàng
|
Mặt ngoài cốt thép
|
Bằng mắt
|
Bề mặt sạch không bị giảm tiết diện cục bộ
|
Trước khi gia công
|
Cắt và uốn
|
Bằng mắt
|
Đảm bảo quy trình kỹ thuật
|
Khi gia công
|
Cốt thép đã uốn
|
Đo bằng thước có độ dài thích hợp
|
Sai lệch không vượt quá các trị số ghi trong bảng 4
|
Mỗi lô, 100 thanh lấy 5 thanh để kiểm tra
|
Hàn cốt thép
|
Thiết bị hàn
|
đảm bảo các thông số kỹ thuật
|
Trước khi hàn và định kỳ 3 tháng 1 lần
|
Bậc thợ: Hàn mẫu thử
|
đạt tiêu chuẩn bậc thợ hàn theo quy định
|
Trước khi thực hiện công tác hàn
|
Bằng mắt, đo bằng thước
|
Mối hàn đảm bảo yêu cầu rgeo quy định
|
Sau khi hàn và khi nghiệm thu
|
Thí nghiệm mẫu
|
đảm bảo chất lượng. Nếu một mẫu không đạt phải kiểm tra lại với số lượng mẫu gấp đôi
|
Mỗi lô 100 mối hàn, lấy 3 mẫu để kiểm tra cường độ
|
Kiểm tra bằng máy siêu âm theo TCVN 1548 : 1985
|
Mối hàn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu
|
Khi cần thiết hoặc khi nghi ngờ
|
Thép chờ và chi tiết đặt sẵn
|
Xác định vị trí, kích thước và số lượng bằng các biện pháp thích hợp
|
Đảm bảo các yêu cầu theo quy định của thiết kế
|
Trước khi đổ bê tông
|
Nối buộc cốt thép
|
Bằng mắt, đo bằng thước
|
Chiều dài mối nối chồng đảm bảo theo yêu cầu
|
Trong và sau khi lắp dựng
|
Lắp dựng cốt thép
|
Bằng mắt, đo bằng thước có chiều dài thích hợp
|
- Lắp dựng đúng theo quy trình kỹ thuật
- Chủng loại, vị trí. Số lượng và kích thước đúng theo thiết kế
- Sai lệch không vượt quá các chỉ số ghi trong bảng 9
|
Khi lắp dựng và khi nghiệm thu
|
Con kê
|
Bằng mắt, đo bằng thước
|
Đảm bảo yêu cầu
|
Khi lắp dựng cốt thép
|
Chiều dầy lớp bê tông bảo vệ
|
Bằng mắt, đo bằng thước
|
Đảm bảo trị số sai lệch theo theo quy định của thiết kế
|
Khi lắp dựng và khi nghiệm thu
|
Thay đổi cốt thép
|
Kiểm tra bằng tính toán
|
Cốt thép thay đổt phù hợp với các quy định của thiết ké
|
Trước khi gia công cốt thép
|